Hotline: 1800 556890

Danh mục

Tất tần tật về Sơn chống thấm

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về các sản phẩm sơn chống thấm, định nghĩa, phân loại và cách sử dụng sơn chống thấm tại bài viết dưới đây.

Các công trình tại Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều bởi khí hậu ẩm ướt của nơi đây, chính vì vậy mà nhu cầu sử dụng sơn chống thâm tại nước ta vô cùng cao. Với mong muốn mang lại những công trình đẳng cấp và bền màu với thời gian, Công ty Bewin & Coating Việt Nam đã mang đến cho quý khách hàng một loạt những sản phẩm sơn chống thấm vô cùng chất lượng với ba thương hiệu Viglacera, Behr và Bewin. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về các sản phẩm sơn chống thấm, định nghĩa, phân loại và cách sử dụng sơn chống thấm tại bài viết dưới đây.


Sơn chống thấm là gì?


Các sản phẩm sơn chống thấm là những chất có tác dụng chống thấm, chống ẩm ướt và rêu mốc phát triển trong kết cấu của công trình xây dựng. Với thành phần gồm các chất đặc dụng, ẩm ướt và vi khuẩn khó có thể thâm nhập vào tường, giúp cho công trình bền màu và đảm bảo luôn thông thoáng.
Các sản phẩm sơn chống thấm đến từ Bewin & Coating Việt Nam áp dụng công nghệ cao đến từ Châu Âu, chính vì vậy có tác dụng chống thấm ở cả trong lẫn ngoài. Cụ thể hơn, các ẩm ướt, giọt ước tác động bên ngoài không thể thấm nước vào công trình, đồng thời ẩm ướt bên trong công trình cũng có thể dễ dàng bốc hơi từ trong tường ra ngoài. 

 


Các sản phẩm sơn chống thấm có thể được sử dụng trên bề mặt ngang hoặc thẳng đứng. Đặc biệt, để sản phẩm này phát huy hiệu quả cao nhất, người thi công cần xây và trát tường trước khi sử dụng sơn chống thấm.
Khí hậu Việt Nam là nhiệt đới gió mùa, ẩm ướt quanh năm, đặc biệt là vào khoảng thời gian mùa xuân với độ ẩm có khi lên đến 100%. Chính vì thời tiết và khí hậu nồm ẩm như vậy mà các công trình nhà ở, xây dựng tại đây cần được sử dụng những sản phẩm sơn chống thấm chất lượng nhất.
Nếu không sử dụng sơn chống thấm, tình trạng ẩm mốc, rêu, nấm sẽ làm hỏng đến bề mặt công trình, gây mất đi tính thẩm mỹ của công trình. Không chỉ thế, nếu nấm mốc phát triển nhiều và mạnh mẽ còn ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người cư trú. Vì những lý do này mà sơn chống thấm là một loại hình sản phẩm không thể thiếu trong bất cứ công trình xây dựng nào ở Việt Nam.


Có những loại sơn chống thấm nào?


Nhìn chung, trên thị trường hiện nay có nhiều loại sơn chống thấm với mẫu mã và tác dụng đa dạng khác nhau. Đối với Be&C Việt Nam, chúng tôi tập trung phát triển các sản phẩm sơn chống thấm dành cho các công trình xây dựng, chia thành hai loại là sơn chống thấm màu và sơn chống thấm hệ trộn xi măng.


Sơn chống thấm màu từ Be&C Việt Nam


Sơn chống thấm màu có lẽ là một sản phẩm quá sức quen thuộc đối với các nhà thầu xây dựng và công nhân thi công. Bởi lẽ, sơn chống thấm giúp đảm bảo cho công trình không bị ảnh hưởng bởi những tình trạng thời tiết khắc nghiệt như bão lũ, mưa giống. 
Không chỉ vậy, sơn chống thấm màu, đúng như tên gọi của nó, có nhiệm vụ bảo vệ lớp sơn tường khỏi tác động của khí hậu và thời gian, giúp cho công trình luôn đảm bảo được màu sắc tươi mới và chất lượng nhất.
Có thể nói, các sản phẩm sơn chống thấm màu chính là “chìa khóa”, là tác nhân vô cùng quan trọng để thể hiện chất lượng của các sản phẩm sơn khác. Khác với các loại sơn chống thấm trước đây, sản phẩm sơn chống thấm thuộc Viglacera, Behr hay Bewin của Be&C Việt Nam áp dụng công nghệ mới nhất, chính vì vậy mà người thi công chỉ cần sơn trực tiếp mà không cần phải trộn với xi măng như trước đây.

 
Sơn chống thấm màu có ưu điểm là dễ sử dụng và không kén bề mặt thi công. Đổi lại, các sản phẩm sơn chống thấm màu đa năng này không có độ bền tốt như sơn chống thấm hệ trộn xi măng. Ngoài ra, sơn chống thấm màu đa năng có khả năng giãn nở tốt, khác phù hợp với tình trạng thời tiết của nước ta.


Sơn chống thấm hệ trộn xi măng


Dù các sản phẩm sơn chống thấm màu đa năng xuất hiện ngày càng nhiều, sơn chống thấm hệ trộn xi măng vẫn luôn là sản phẩm được nhiều thợ thầu tin dùng đối với công trình của mình. Có thể coi sơn chống thấm màu là một sản phẩm cao cấp với giá tiền nhỉnh hơn một chút, còn sơn chống thấm hệ trộn xi măng có mức giá phù hợp hơn.
Sơn chống thấm hệ trộn xi măng kết hợp giữa keo pure Acrylic và Styrene Acrylic copolymer tỉ lệ 60 – 65% cùng với nước và hỗn hợp tỉ lệ 35 – 40%. Khi sử dụng kết hợp với xi măng tỷ lệ 1:1 theo khối lượng, hỗn hợp này có thể làm tăng khả năng chống thấm, bề mặt chai cứng, có màu ghi sáng, thích hợp cho các cấu trúc xi măng và bê tông tường đứng.
Đối với sản phẩm sơn chống thấm hệ trộn xi măng, ta thường sử dụng với các khu vực như sân thượng, nền nhà, tường… Khu vực sân thượng vốn tiếp xúc nhiều với không khí bên ngoài, là vị trí đầu tiên bị ảnh hưởng bởi mưa bão và nồm ẩm. Khu vực này cần sử dụng các sản phẩm sơn chống thấm để đảm bảo khô ráo cho toàn công trình.
Đặc biệt, sơn chống thấm hệ trộn xi măng còn có thể được dùng để che lấp những vết nứt nhỏ. Ưu điểm của sơn chống thấm hệ trộn xi măng chính là khả năng bám dính bề mặt, khả năng chống thấm đẳng cấp và độ bền.
Dễ dàng sử dụng với tỷ lệ pha trộn đơn giản, dễ nhớ mà vẫn đem đến hiệu quả chống thấm vô cùng tốt. Chính nhờ những yếu tố và đặc tính vô cùng tốt kể trên mà các sản phẩm sơn chống thấm vẫn luôn được nhiều người sử dụng.
Việc phân loại sơn chống thấm không chỉ dừng lại ở tác dụng chống thấm của sản phẩm mà còn được dựa vào vị trí sử dụng. Như đã nói ở trên, sơn chống thấm có thể được sử dụng ở mái nhà, sân thượng, nền nhà, tường… Tùy vào những mục đích sử dụng và bề mặt sử dụng khác nhau, ta sẽ có những sản phẩm sơn chống thấm phù hợp khác nhau.


Thành phần lành tính đến từ sơn chống thấm của Be&C Việt Nam


Cả hai sản phẩm sơn chống thấm màu và sơn chống thấm hệ trộn xi măng đều có các thành phần giống nhau, điểm khác biệt chính là tỉ lệ khi pha trộn để sản xuất những sản phẩm này.
Đối với sơn chống thấm hệ trộn xi măng, thành phần của sản phẩm này bao gồm:
•    Keo pure Acrylic & Styrene Acrylic Copolymer 60 – 65%
•    Nước và hỗn hợp 35 – 40%
Sơn chống thấm màu có thành phần như sau:
•    Keo pure Acrylic & Styrene Acrylic Copolymer 60 – 65%
•    Nước và hỗn hợp 35 – 40%
Điểm làm nên sự khác biệt giữa hai sản phẩm sơn này chính là tỷ lệ ở các chất hỗn hợp có trong sơn. Tại công ty Be&C Việt Nam chúng tôi, các sản phẩm sơn chống thấm màu đều được sản xuất trong một dây chuyển khép kín. Công nghệ cao được áp dụng, và công ty cũng rất chú ý tới khía cạnh môi trường của sản phẩm. Chính vì vậy mà các thành phần lành tính được mang vào trong các sản phẩm sơn chống thấm màu và sơn chống thấm hệ trộn xi măng này.


Hướng dẫn sử dụng các sản phẩm sơn chống thấm của Be&C Việt Nam


Các sản phẩm chống thấm cần có sự tỉ mỉ và kiên nhẫn khi sử dụng, từ đó có thể cho chúng ta những công trình chất lượng và bền màu với thời gian. Để sử dụng những sản phẩm sơn chống thấm từ Be&C hiệu quả nhất, quý khách tham khảo cách sử dụng sau đây.


Đối với sơn chống thấm hệ trộn xi măng


Sơn chống thấm hệ trộn xi măng yêu cầu cao trong quá trình thi công, cần tuân thủ theo những yêu cầu sau đây để làm được sản phẩm chất lượng nhất
Pha loãng ở nhiệt độ bình thường: 1kg sơn chống thấm + 1kg xi măng đen và một lượng nước vừa đủ (thông thường là 0.5kg)
Khi sử dụng, ta pha xi măng với nước trước, khuấy thật đều sau đó mới pha sơn chống thấm. 
Lưu ý, tường phải sạch trước khi sơn, tất cả bề mặt sơn phải sạch và khô, độ ẩm của bề mặt dưới 16% theo máy đo độ ẩm Protimeter hay bề mặt tường khô từ 21 đến 28 ngày trong điều kiện bình thường. Tường phải không bám bụi, dầu mỡ, phải loại bỏ lớp sơn cũ bị bong. Nếu bề mặt đưcọ sơn bị rêu mốc, phải diệt hết rêu mốc, khuấy đều trước khi sơn và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
Khuyến cáo, để tránh những sự cố khi sử dụng, ta không lăn sơn chống thấm lên các bề mặt tường đã sử dụng các loại chống thấm gốc dầu. Đặc biệt, không lăn xi măng trước khi sơn chống thấm. Nếu đã trộn sơn chống thấm chung với xi măng thì phải sử dụng hết trong vòng 2 giờ.
Thời gian khô bề mặt của sơn chống thấm hệ trộn xi măng trong vòng 30 phút. Ta có thể sơn lớp kế tiếp sau 2 giờ.


Đối với sơn chống thấm màu


Để sử dụng sơn chống thấm màu một cách tốt nhất, ta cần thực hiện các bước sau:
•    Chuẩn bị bề mặt tường được sơn
•    Trước khi sử dụng sơn chống thấm màu, bề mặt tường hay bề mặt thi công phải được xử lý trước. Loại bỏ những tác nhân như bụi bẩn, rêu mốc và lớp sơn cũ đi để đạt hiệu quả sơn tốt nhất.
•    Bề mặt tường phải được để khô từ 21 – 28 ngày trong điều kiện bình thường thì mới được sử dụng sơn choogns thấm màu.
•    Các sản phẩm sơn chống thấm màu có độ phù tùy theo bề mặt 5 – 7m2/Kg/Lớp (trong trường hợp đã pha loãng)
•    Đặc biệt phải khuấy đều sơn trước khi sử dụng.


Giải đáp thắc mắc & những câu hỏi thường gặp về sơn chống thấm


Trong quá trình sử dụng và thi công sơn chống thấm, nhiều thầu thợ gặp phải nhiều vấn đề khó trả lời. Dưới đây Be&C Việt Nam tổng hợp lại những câu hỏi thường gặp nhất về các sản phẩm sơn chống thấm để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng:


Sơn chống thấm bao lâu thì khô?


Sản phẩm sơn chống thấm từ ba thương hiệu Viglacera, Behr và Bewin của Be&C Việt Nam khô lớp sơn bề mặt trong vòng 30 phút. Để có thể sơn lớp kế tiếp, người thi công nên đợi sau 2 giờ để tiếp tục.
Sau 2 giờ, lớp sơn chống thấm đã được định hình, không chỉ cho chất lượng lớp sơn tiếp theo tuyệt vời mà còn đảm bảo khả năng chống thấm của công trình. (Những con số trên được đưa ra trong điều kiện tường được sơn với không gian khô ráo, không nồm ẩm).


Nên sử dụng sơn chống thấm ở bước nào khi thi công?


Sơn chống thấm có thể sử dụng độc lập, không phụ thuộc vào công đoạn khác trong quá trình sơn tường. Dù vậy, ta cũng nên lưu ý không nên sử dụng sơn chống thấm với bột trét tường hay matit. Nếu có thì cũng chỉ nên dùng một lớp mỏng.
Trong quá trình dùng sơn chống thấm, ta nên lót nhiều lớp nên nhau để đảm bảo lớp chông thấm tốt nhất. Đặc biệt hạn chế trường hợp chỉ sơn một lớp sơn chống thấm.


Có cần sử dụng sơn lót khi thi công sơn chống thấm không?


Tùy theo từng hệ thống sơn, nhân viên thầu thợ quyết định có nên sử dụng sơn lót rồi mới sơn chống thấm không. Đối với hệ thống sơn Viglacera, Berh và Bewin của Be&C Việt Nam, ta không cần sử dụng sơn lót cho sơn chống thấm. Đây được coi là một điểm mạnh, khá tiện lợi cho người thi công.


Sơn chống thấm có màu không?


Sơn chống thấm thông thường có màu trắng hoặc xám (xám khi quý khách sử dụng sơn chống thấm hệ trộn xi măng). Be&C Việt Nam cung cấp dịch vụ pha màu theo bảng màu đa dạng nhất, phù hợp với nhu cầu sử dụng của quý khách hàng.


Nên sử dụng sơn chống thấm ở những khu vực nào?


Sơn chống thấm không cố định chỉ sử dụng ở những khu vực dễ bị ẩm ướt. Các chuyên gia đã đưa ra những nghiên cứu cụ thể, trong đó khẳng định bất cứ khu vực nào của công trình cũng có thể bị ẩm mốc và rêu. Sở dĩ có điều này là do bên cạnh các khu vực bị ướt trực tiếp thì tường nhà hay sàn nhà cũng có thể bị ảnh hưởng bởi nồm ẩm. Đặc biệt, nồm ẩm ở Việt Nam còn xuất hiện quanh năm, gây nên nhiều hiện tưởng ẩm mốc. 
Để đảm bảo cho công trình của quý khách luôn ở trạng thái tươi màu và nguyên trạng, quý khách nên sử dụng sơn chống thấm ở mọi khu vực của công trình. Chỉ có như vậy mới đảm bảo được an toàn cho công trình.
Sơn chống thấm có gây độc hại?
Công nghệ sơn hiện đại ngày càng được cải thiện. Đồng thời Be&C Việt Nam còn không ngừng cải thiện trong việc sản xuất và sử dụng dây chuyền, tạo nên những sản phẩm lành tính và thân thiện với môi trường.
Đến với các sản phẩm sơn của thương hiệu Viglacera, Behr hay Bewin, quý khách hàng sẽ luôn được sử dụng sản phẩm sơn an toàn, không gây độc hại. Đối với Be&C Việt Nam, sức khỏe cộng đồng chính là một trong những giá trị cốt lõi để phát triển thương hiệu.


Nên sử dụng phương pháp chống thấm ngược hay chống thấm thuận?


Chống thấm thuận và chống thấm thuận là hai phương pháp chống thấm được sử dụng nhiều nhất. Ở nhiều công trình, nguồn gây ẩm mốc không thể kiểm soát được nên nhiều chủ hộ quyết định sử dụng phương pháp chống thấm ngược (chống thấm ngược hướng so với nguồn gây thấm). 
Dù là phương pháp chống thấm có hiệu quả nhưng thực ra đây chưa phải là cách tối ưu nhất. Chống thấm ngược nếu gặp phải điều kiện quá khắc nghiệt sẽ khiến cho tường bị úng nước, gây nên hiện tượng bong tróc về sau.
Một cách khác để sơn chống thấm được tối ưu chính là sử dụng cả chống thấm ngược lẫn chống thấm thuận. Cả bên ngoài lẫn bên trong của công trình cũng nên sử dụng sơn chống thấm. Có như vậy, chất lượng công trình mới có thể bền lâu.


Những sai lầm cần tránh khi sử dụng sơn chống thấm


Sơn chống thấm không hề khó sử dụng nhưng nhiều thợ thầu vẫn gặp phải những sai lầm khá nghiêm trọng khi thi công. Dưới đây là những sai lầm cần tránh khi sử dụng sơn chống thấm.


Không xử lý nguồn gây thấm triệt để


Đối với cả công trình mới xây hay những công trình đã được sử dụng từ lâu, việc chống thấm là rất quan trọng. Các công trình mới xây cần được sơn chống thấm ngay khi bước vào quá trình hoàn thiện. Trước đó, bên thiết kế và thi công cũng cần phải đưa ra những phương pháp thích hợp để tránh các nguồn thấm vào tường nhà.
Một vấn đề nan giải hơn chính là các công trình đã cũ, đã bị ẩm mốc tấn công. Lúc này, việc sử dụng sơn chống thấm sẽ chỉ có tác dụng trong thời gian rất ngắn và không hiệu quả về lâu về dài. Để đảm bảo chất lượng lớp sơn chống thấm được tốt nhất, bên thi công cần chú ý xử lý triệt để nguồn gây thấm, sau đó mới dùng sơn chống thấm.


Chỉ chống thấm khu vực nhà vệ sinh, nhà tắm, bể nước


Chỉ chống thấm khu vực có nhiều nước là sai lầm cơ bản khi sử dụng sơn chống thấm. Ta nên hiểu rõ rằng ẩm mốc, thấm nước có thể xảy ra ở bất cứ đâu của công trình. Để đảm bảo chất lượng hoàn hảo và phòng ngừa nguy cơ về sau, ta nên đầu tư cho lớp chống thấm ngay từ đầu khi hoàn thiện.


Chỉ sơn chống thấm một lần


Nhiều người lầm tưởng rằng sơn chống thấm chỉ sử dụng một lần là có thể phát huy tác dụng. Thực ra, để đảm bảo lớp chống thấm được hiệu quả nhất, ta phải thường xuyên củng cố lớp chống thấm để đảm bảo chất lượng lớp sơn tốt nhất.
Nếu chỉ sơn chống thấm một lớp, hiệu quả chống thấm khó có thể đảm bảo được. Thông thường, hệ thống sơn đề nghị sơn chống thấm từ 1 đến 2 lớp để được lớp sơn chống thấm hoàn hảo nhất.
Những loại sơn chống thấm được ưa chuộng nhất hiện nay
Trên thị trường sơn hiện nay có rất nhiều các thương hiệu sơn với nhiều các sản phẩm sơn chống thấm khác nhau, trong đó các sản phẩm sơn chống thấm từ thương hiệu Be&C Việt Nam được đánh giá vô cùng cao bởi khách hàng và các nhà thi công. Các thương hiệu Viglacera, Behr và Bewin cho ra mắt những sản phẩm vô cùng xuất sắc sau, chia theo hai loại là sơn chống thấm màu và sơn chống thấm hệ trộn xi măng.
•    Waller Water Proof
•    Water Proof No 06

Tất tần tật về Sơn chống thấm
Tất tần tật về Sơn chống thấm