Bí quyết xử lý lỗi sơn tường với Bewin & Coating Vietnam
30/12/2020 00:24
Làm thế nào để xử lý những vấn đề về sơn tường thường gặp?
Trong mùa xây dựng cuối năm này, các thầu thợ và gia chủ không chỉ phải chú ý đến các loại sơn tường chất lượng, chọn màu sơn phù hợp và chống thấm sao cho tốt mà còn phải đặc biệt chú ý đến những lỗi nhỏ xuất hiện sau khi sơn. Từ những lỗi nhỏ này, nếu khắc phục đúng cách có thể giúp cho lớp sơn bền màu và chất lượng hơn so với ban đầu. Hãy cùng Bewin & Coating Vietnam tìm hiểu về các bí quyết xử lý lỗi sơn tường tại bài viết dưới đây.
Mục Lục
Nhà mới xây xuất hiện vết chân chim phải xử lý ra sao?
Các công trình mới được hoàn thành không tránh khỏi những trường hợp xuất hiện vết chân chim. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này, bao gồm khí hậu, cách thi công, môi trường… Tùy từng theo trường hợp, gia chủ và thợ thi công có những cách xử lý khác nhau.
Khi kết cấu tường không bị ảnh hưởng
Do thi công ẩu hay chất lượng sơn kém và vết nứt, vết chân chim có thể xuất hiện trên bề mặt sơn. Đây là một trường hợp hay gặp tại nhiều công trình, đặc biệt là với những công trình sử dụng vật liệu giá rẻ và thuê thợ không có kinh nghiệm.
Đối với các nhà thầu, bộ xây dựng quy định họ phải chịu trách nhiệm trong vành 24 tháng kể từ ngày hoàn thành thi công. Để phòng tránh được tối đa các vết nứt xuất hiện trên bề mặt tường, các nhà thầy sẽ chọn lựa để tường rạn hết trong 12 tháng đầu sau khi bắt đầu xuất hiện vết chân chim, rồi sau đó mới bả và sơn lại.
Đây được coi là cách xử lý hữu hiệu và có thể giúp cho công trình bền đẹp về lâu về dài hơn. Nếu nóng vội trong quá trình xử lý, công trình có thể sẽ có thêm nhiều vết nứt hơn nữa mà gia chủ sẽ không được bảo hành.
Trong lúc sơn lại này, ta nên lựa chọn những sản phẩm sơn phủ (cả sơn nội thất và ngoại thất) với hệ số co dãn cao (đảm bảo thích ứng được với những thay đổi của công trình).
Một trong những loại sơn phủ cao cấp nhất của Bewin & Coating Vietnam chính là loại sơn Siêu bóng ngoại thất và Sơn bóng ngoại thất cao cấp công nghệ Nano. Cả hai loại sơn này đều có trong hệ thống các sản phẩm sơn phủ của 3 nhãn hiệu Bewin, Behr và Viglacera của chúng tôi.
Đối với những sản phẩm sơn này, sự thay đổi khắc nghiệt của khí hậu, nhiệt độ không thể ảnh hưởng tới chất lượng sơn. Đối với lớp sơn nội thất, Bewin & Coating Vietnam cũng có các sản phẩm sơn lót kháng kiềm và kháng muối, chắc chắn sẽ phù hợp với các công trình có tính chất đặc biệt của Việt Nam.
Một cách khác nữa để “phòng” trước khi “chống” hiện tượng nứt chân chim chính là thực hiện thi công sơn đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Đây là điều mà mỗi gia chủ cần làm rõ với bên thầu thợ để đảm bảo chất lượng chung của cả công trình. Đối với các sản phẩm sơn của Bewin & Coating Vietnam, chúng tôi đều khuyến cáo sử dụng 1-2 lớp bả, 1-2 lớp sơn lót và 2 lớp sơn phủ. Nhiều gia chủ có thể cho đây là quá tốn kém nhưng trên thực tế, đây là một dạng “đầu tư” lâu dài, phòng chống được mọi những nguy cơ và sự tốn kém về sau.
Khi kết cấu tường bị ảnh hưởng trực tiếp
Yếu tố thời tiết là một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kết cấu tường bị nứt, thậm chí là vết nứt rất to. Khi thi công trong thời tiết nóng nắng, hơi nước bị bốc hơi nhanh, khiến cho quá trình co ngót diễn ra sớm sơn và gây ra tình trạng nứt chân chim mặc dù đây là công trình mới hoàn thành.
Khu vực móng yếu, không đáp ứng tốt cũng là một lý do khiến cho tường bị nứt, và cách giải quyết tốt nhất trong trường hợp này chính là trám vữa vào những vết nứt để tạo sự bằng phẳng. Tiếp đến trát một lớp bột lên trên và sơn một lớp sơn chống kiềm.
Để đảm bảo được chất lượng công trình tốt nhất, gia chủ cần lưu ý thầu thợ phải chỉn chu ngay từ khâu đào móng và cuối cùng là trát tường bởi thông thường, những vết nứt xuất hiện ở lớp trát, dễ gây nên tình trạng nứt chân chim trên tường nhất.
Giải quyết tường nhà bị bong tróc như thế nào?
Bên cạnh các vấn đề về vết nứt và kết cấu, nhiều công trình cũng gặp phải tình trạng tường nhà bị bong tróc, đặc biệt là với lớp sơn nội thất. Để giải quyết được vấn đề này, ta cần phải xác định những điều sau:
- Liệu lớp tường có tiếp xúc với chất lỏng bất thường nào không?
- Tường bị thấm từ ngoài vào hay thấm từ đường ống nước bên trong nhà?
- Lớp tường có phải bị kiềm hóa hay không?
- Đất khu công trình là loại đất như thế nào?
Xử lý tường bị bong tróc khi tiếp xúc với chất lỏng bất thường
Trường hợp này có thể được giải quyết khá đơn giản. Đội thi công chỉ cần để cho lớp tường khô, sau đó chà nhám. Sau khi đã nhám lớp sơn, ta lựa chọn những loại sơn lót phù hợp và sau đó sơn phủ lại như bình thường. Chú ý, nên thi công theo hệ thống sơn đề nghị được đưa ra bởi nhà sản xuất.
Xử lý tường bị thấm
Nếu là thấm ngoài, ta sơn lại như bình thường với các loại sơn phủ và sơn lót chất lượng cao. Có thể sử dụng sơn công nghệ nano hoặc sơn lót kháng kiềm. Sơn chống thấm cũng là một lựa chọn dành cho gia chủ.
Nếu là thấm trong, ta phải xử lý nguồn gây thấm trước rồi thực hiện chống thấm ngược ngay trong lớp sơn nội thất, rồi sơn lại như bình thường.
Xử lý tường bị kiềm hóa
Đối với lớp tường bị kiềm hóa, ta phải chà nhám khu vực tường bị bong tróc rồi lựa chọn sơn phủ loại tốt. Tốt hơn hết là sơn lót kháng kiềm từ 3 thương hiệu Bewin, Behr và Viglacera, sau đó dùng sơn phủ đúng theo hệ thống sơn đề nghị.